Vì sao Mật nhân ở Gia Lai có chất lượng vượt trội hơn so với những nơi khác?

03:30 Ngày 14/07/2023
Mật nhân là thảo dược được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Riêng ở nước ta, Mật nhân được phân bố và thu hoạch nhiều nhất ở Gia Lai (Tây Nguyên). Nghiên cứu gần nhất cũng cho thấy Mật nhân ở Gia Lai có hàm lượng cao nhất so với những nơi khác.

Mật nhân – Dược liệu tăng cường sinh lý nam mạnh mẽ

Mật nhân có tên gọi khoa học là Eurycoma Longifolia được trồng rất nhiều ở các quốc gia: Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan,…. Dược liệu Mật nhân chủ yếu phát triển trên các vùng núi cao. Thảo dược này có thân gỗ nhỏ, kích thước trung bình. Mật nhân thường ra hoa vào tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Thời gian từ khi ra nụ đến khi quả chín thường kéo dài từ 3-4 tháng.

Mật nhân có thể phát triển cao đến 3,5m với 2 nhánh vươn lên tương tự như chữ V. Các lá kép, bề mặt lá mặt xanh bóng, có nhiều lông trên bề mặt, cuống lá màu nâu đỏ. Ở những khu đất rừng cằn cỗi, Mật nhân chỉ có chiều cao khoảng 2m. Phần thân và rễ cây, củ đều cứng. Những cây có tuổi thọ lâu năm, củ có thể nặng tới 10-15kg. Theo Y học cổ truyền, thân và củ Mật nhân mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh: Viêm khớp, sốt rét, bệnh gan, tê nhức chân tay, gai cột sống,….

Mật nhân Gia Lai

Hình ảnh cây Mật nhân sinh trưởng trong tự nhiên 

Trên thực tế, Mật nhân đã được điều chế thành thực phẩm chức năng ở nhiều nước châu Âu. Hoạt chất Eurycoma Longifolia có trong Mật nhân vị đắng, thường dùng trong các dược liệu tẩy giun, trị sốt rét, đi ngoài, giải rượu, làm thuốc bôi ngoài da,…. Đặc biệt, Mật nhân còn giúp tăng cường Testosterone, hỗ trợ cải thiện sinh lý cho nam giới. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định Mật nhân chứa các hoạt chất: Quassinoid, Alcaloid loại canthin, Triterpen, Alcaloid carbolin,… kích thích sản sinh hormone nam, làm tăng cường ham muốn tình dục.

Mật nhân: Dược liệu được trồng và thu hoạch phổ biến ở Gia Lai (Tây Nguyên)

Mật nhân là cây thuốc quý ở nước ta, mang lại giá trị kinh tế cao. Riêng ở Gia Lai, Mật nhân đã được ươm giống và trồng thành vùng quy hoạch. Theo đề tài “Nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và buôn bán cây mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại huyện K’Bang tỉnh Gia Lai” của hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP HCM – Nguyễn Thị Thu (năm 2014) đã khẳng định mật độ phân bố của Mật nhân trên đia bàn tỉnh Gia Lai rất lớn. Mật nhân chủ yếu phát triển ở vùng có địa hình cao 500-700m với mật độ 115 cây/ha - 284  cây/ha, đặc biệt nhiều ở vùng địa hình đất xám và đất đá mẹ mẹ Granít (Xa).

Ước tính, khai thác Mật nhân hàng năm ở tỉnh Gia Lai dao động từ 139,5 tấn–257 tấn. Lượng khai thác này tăng so lên 2,6-4,7 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng Mật nhân của người dân cả nước và nước ngoài tăng cao. Do địa hình của Gia Lai gồm nhiều đồi núi thấp, khí hậu mát mẻ nên rất phù hợp với sự sinh sôi của cây Mật nhân. Mật nhân được trồng ở Gia Lai cũng có ưu điểm vượt trội hơn so với những vùng khác là bởi cây sinh trưởng tốt, cho củ to hơn và nhiều giá trị dược động học hơn. Nghiên cứu khẳng định các thành phần hoạt chất có trong thân và rễ của Mật nhân ở Gia Lai lớn hơn nhiều so với các vùng địa hình khác ở nước ta.

Mật nhân Gia Lai

Rễ và thân Mật nhân được dùng làm thuốc chữa bệnh 

Hiện nay, giá bán dược liệu Mật nhân trên thị trường dao động trong khoảng từ 200.000-500.000 đồng/kg đã thái lát và phơi khô. Mật nhân đỏ không đắng thường có giá cao hơn loại Mật nhân thường.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai và một số tỉnh thành khác ở nước ta, Mật nhân đã được nhân giống và trồng quy hoạch để bảo tồn và khai thác hợp lý, phục vụ việc sản xuất dược liệu trong và ngoài nước.

Tags: Vô sinh nam Xuất tinh sớm Nguyên nhân gây yếu sinh lý Yếu sinh lý nam Mật nhân
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI