Vô sinh nam: Tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị mới nhất hiện nay

04:31 Ngày 18/09/2023
Vô sinh nam là căn bệnh rất nhiều nam giới đang phải đối mặt. Vì sao tỷ lệ vô sinh nam đang ngày càng gia tăng? Làm thế nào để nhận biết và điều trị vô sinh nam, tăng cơ hội làm cha? Theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về căn bệnh này dưới đây nhé.

Như thế nào là vô sinh nam?

Vô sinh là tình trạng khi cặp vợ chồng sau 1 năm chung sống, thường xuyên quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không thể thụ thai. Vô sinh có thể do nam, hoặc nữ, thậm chí cũng có trường hợp do cả 2 bên.

Vô sinh nam là bệnh lý gặp ở nam giới khi không có khả năng thụ tinh. Ước tính khoảng 20% cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh là do nam giới. Hiện nay, xét nghiệm tinh dịch đồ được xem là phương pháp duy nhất để theo dõi và chẩn đoán khả năng sinh sản của nam giới.

Bệnh vô sinh nam được chia làm 2 loại:

- Vô sinh nam nguyên phát: Tình trạng này gặp ở các cặp vợ chồng chưa từng có con và không sử dụng các biện pháp tránh thai nào. Nếu thăm khám thấy sức khỏe của nữ giới bình thường thì guyên nhân có thể do nam giới.

- Vô sinh nam thứ phát: Đây là thuật ngữ để chỉ tình trạng cặp vợ chồng đã từng có thai hoặc sinh con trước đó. Cặp vợ chồng đó cũng có thể đã thụ thai nhưng đã sảy thai, động thai hoặc nạo phá thai. Sau đó, họ không sử dụng biện pháp tránh nào mà vẫn không thụ thai. Khi chẩn đoán xác định nguyên nhân do nam giới.

Vô sinh nam

Tinh trùng dị dạng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nam 

Nguyên nhân nào dẫn đến vô sinh nam?

Vô sinh nam có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân như:

- Do gặp vấn đề khi xuất tinh hoặc tinh hoàn như: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược, xơ nang tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn,…..

- Chất lượng tinh trùng kém: Ước tính khoảng 13% - 50% trường hợp vô sinh nam có xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy số lượng tinh trùng thấp, tinh trùng dị dạng hoặc di chuyển kém.

- Do nam giới mắc bệnh phụ khoa: Viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn,… khiến sản sinh ít hormone và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

- Do bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng như: Bệnh tiểu đường, quai bị, chấn thương hoặc phẫu thuật trước đây ở vùng tinh hoàn hoặc bẹn.

- Nghiện rượu bia: Tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể suy giảm chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ rối loạn cương dương và ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở nam giới.

- Do nghiện thuốc lá: Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn mà còn là  nguyên nhân khiến tinh trùng yếu, biến dạng.

- Căng thẳng và căng thẳng: Stress thường xuyên có thể gây rối loạn nội tiết tố nam và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ thô bạo và lạm dụng thường xuyên có thể gây tổn thương dương vật và tạo trở ngại cho quá trình sinh sản ở nam giới.

- Do tiếp xúc với hóa chất và chất độc: Như thuốc trừ sâu, bức xạ, cần sa, và steroid bao gồm cả testosterone.

- Do di truyền: Có rất nhiều trường hợp vô sinh nam giới mà không thể xác định chính xác nguyên nhân bởi liên quan đến di truyền.

Tốt nhất, khi bạn không sử dụng biện pháp tránh thai mà vẫn không có con, hoặc nhận thấy các triệu chứng dưới đây nên đi thăm khám để phòng ngừa vô sinh nam sớm nhất:

- Bìu căng, sưng to, đau.

- Rối loạn cương dương và xuất tinh sớm thường xuyên.

- Đau ở dương vật, và có thể kèm theo chảy mủ màu xanh hoặc vàng.

- Rụng tóc, tăng cân, da trở nên nhăn nheo và khô.

Để chẩn đoán chính xác vô sinh nam, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm cụ thể.

Vô sinh nam

Lối sống không lành mạnh tăng nguy cơ vô sinh

Biện pháp chẩn đoán vô sinh nam hiện nay

Các biện pháp chẩn đoán bệnh vô sinh nam giới bao gồm:

- Xét nghiệm tinh dịch đồ: Đánh giá số lượng, chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.

- Xét nghiệm sinh hoá tinh dịch: Kiểm tra các yếu tố sinh hoá trong tinh dịch.

- Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng: Xác định có tồn tại các kháng thể đối với tinh trùng hay không.

- Đo lượng các nội tiết tố: Điều này bao gồm LH, FSH, prolactin, estradiol và testosterone, trong đó testosterone là chỉ số quan trọng nhất về chức năng tinh hoàn.

- Xét nghiệm inhibin B: Đây là chỉ tiêu quan trọng về chức năng nội tiết của tinh hoàn.

- Xét nghiệm di truyền học: Để đánh giá mức độ rối loạn di truyền và gen.

- Xét nghiệm mô học: Bao gồm chọc hút dịch mào tinh hoàn để lấy tinh trùng và siêu âm hệ tiết niệu - sinh dục để kiểm tra bất thường về các cơ quan và ống dẫn tinh.

Các biện pháp điều trị bệnh Vô sinh nam

Các phương pháp điều trị vô sinh ở nam giới hiện nay gồm có:

- Sử dụng thuốc: Thuốc có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, như mất cân bằng hormone và rối loạn chức năng cương dương.

- Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng để điều trị tắc nghẽn trong ống dẫn tinh hoặc để giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn.

Ngoài ra, các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART) có thể được áp dụng, trong đó cả trứng lẫn tinh trùng có thể được sử dụng. Các phương pháp ART phổ biến bao gồm:

- Phương pháp bơm tinh trùng trực tiếp và tử cung (IUI): Tinh trùng được tạo điều kiện tốt và sau đó được đưa trực tiếp vào tử cung.

- Phương pháp tiêm thẳng tinh trùng vào trứng (ICSI): Một tinh trùng được chọn lựa và tiêm thẳng vào trứng để thụ tinh.

- Phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF): Trứng và tinh trùng được kết hợp ngoài cơ thể, sau đó phôi thai được đưa vào tử cung.

Sử dụng tinh trùng hoặc trứng được hiến tặng: Trong trường hợp khả năng sinh sản tự nhiên kém, tinh trùng hoặc trứng từ người hiến tặng có thể được sử dụng để thụ tinh.

Làm thế nào để phòng ngừa vô sinh nam?

Để duy trì sức khỏe sinh sản, nam giới nên duy trì lối sống lành mạnh như:

- Tránh thừa cân hoặc thiếu cân, vì sự thay đổi cân nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

- Ăn uống đủ và cân đối, tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả tươi, và bổ sung vitamin cùng đậu nành để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

- Không hút thuốc lá.

- Không uống rượu bia.

- Tránh xa stress, căng thẳng.

Vô sinh nam là vấn đề “khó nói” ở nhiều nam giới. Để tăng cơ hội làm cha, tốt nhất nam giới nên đi thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị, đồng thời kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Để được dược sĩ tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ: 0978.111.179

Tags: Tinh trùng yếu Xuất tinh sớm Nguyên nhân gây yếu sinh lý Yếu sinh lý nam Mật nhân Mãn dục nam
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI